THIẾU LÂM MẠC GIA QUYỀN
"Hồng quyền, Mạc cước, Lý côn" là câu nói được truyền tụng khắp nơi ở Trung Quốc. Nhắc tới quyền pháp thì có họ Hồng, nhắc tới côn pháp thì có họ Lý, nhưng nhắc tới cước pháp thì ai ai cũng phải biết đến cước pháp của Mạc Gia là lừng danh thiên hạ... (ngoài ra còn có các dòng họ khác nổi tiếng về quyền thuật như là Choi-Gar (Thái gia), Lau-Gar (Lưu gia)....v..v...)
Mok-Da-Si (Mạc Đại Sĩ) xuất thân là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm Nam phái, ông nổi tiếng với cái danh hiệu "Quỷ Ảnh Cước" hơn hai trăm năm trước, người ta nói rằng cước pháp của ông vô địch thiên hạ và rất phức tạp với tất cả 108 đòn đá khác nhau, đặc biệt là các đòn đá bay cực kỳ lợi hại. Cao thủ bị bại dưới cước của ông nhiều như sung rụng...
Võ công của Mạc Gia được coi là gia truyền vì ông rất ít khi thu nhận đệ tử, đồ đệ của ông được chọn rất kỹ lưỡng và thường phải theo ông cả cuộc đời. Mãi đến thế hệ thứ 3 của Mạc Gia, võ công của Mạc Gia mới được truyền bá ra ngoài...rồi tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu trong giới võ thuật Trung Quốc. Thật ra võ công của Mạc Gia thật sự được coi là đứng đầu là vào cái thời của Hoàng Phi Hồng tung hoành ngang dọc ở Phật Sơn. Bà Mok-Kwei-Lan (Mạc Quế Lan, còn có biệt danh là "con cọp cái") là truyền nhân đời thứ 5 của Mạc Gia, mặc dù thời đó việc truyền dạy võ công cho đàn bà con gái rất hiếm xãy ra. Sau khi bà Mạc Quế Lan kết hôn với ông Hoàng Phi Hồng, ông Hoàng Phi Hồng trở thành con rể quý của Mạc Gia rồi được Mạc Gia truyền thụ cho cước pháp bí truyền của dòng họ, sau đó ông hết hợp với nhiều môn quyền thuật khác của Thiếu Lâm và các môn phái khác để lập ra một đường lối võ công riêng biệt của chính mình...Thật ra ông Hoàng Phi Hồng vốn đã nổi tiếng lúc còn rất trẻ, sau khi kết hôn với bà Mạc Quế Lan xong, tên tuổi của ông lại càng trở nên vang dội hơn và trở thành một bậc tôn sư trong giới quyền thuật Trung Quốc thời bấy giờ. Ông Hoàng Phi Hồng nổi danh với bộ "Vô Ảnh Cước". (Bản thân của ông Hoàng Phi Hồng và thân phụ của ông là ông Hoàng Kỳ Anh cả hai đều xuất thân là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm Nam phái).
Cước pháp của Mạc gia rất phức tạp và khó luyện, nên ít khi có người học được hết tuyệt kỹ bí truyền, cũng như luyện được đến lãnh lực tối cao cước bộ của Mạc Gia. Người luyện bộ cước pháp này phải luyện trên Mai Hoa Thung, nghĩa là phải biết lấy thăng bằng làm trọng, gân cốt phải mềm, phải dai, phải dẻo, ngoài ra còn phải biết khắc chế được sự sợ hãi của chính mình và đòi hỏi phải tự tin di chuyển rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, nhưng rất chính xác trên đầu các cọc gổ... Chính vì vậy mà đệ tử chân truyền của Mạc gia luôn đem lại sự sợ hãi cho đối thủ với các đòn đá bay cực kỳ nguy hiểm...
(Thiếu Lâm Nam Phái còn có một bộ cước pháp lợi hại khác gồm có 65 đòn đá rất phức tạp, bộ Thập Thức Liên Hoàn Cước là một phần của 65 đòn đá này...)
"Hồng quyền, Mạc cước, Lý côn" là câu nói được truyền tụng khắp nơi ở Trung Quốc. Nhắc tới quyền pháp thì có họ Hồng, nhắc tới côn pháp thì có họ Lý, nhưng nhắc tới cước pháp thì ai ai cũng phải biết đến cước pháp của Mạc Gia là lừng danh thiên hạ... (ngoài ra còn có các dòng họ khác nổi tiếng về quyền thuật như là Choi-Gar (Thái gia), Lau-Gar (Lưu gia)....v..v...)
Mok-Da-Si (Mạc Đại Sĩ) xuất thân là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm Nam phái, ông nổi tiếng với cái danh hiệu "Quỷ Ảnh Cước" hơn hai trăm năm trước, người ta nói rằng cước pháp của ông vô địch thiên hạ và rất phức tạp với tất cả 108 đòn đá khác nhau, đặc biệt là các đòn đá bay cực kỳ lợi hại. Cao thủ bị bại dưới cước của ông nhiều như sung rụng...
Võ công của Mạc Gia được coi là gia truyền vì ông rất ít khi thu nhận đệ tử, đồ đệ của ông được chọn rất kỹ lưỡng và thường phải theo ông cả cuộc đời. Mãi đến thế hệ thứ 3 của Mạc Gia, võ công của Mạc Gia mới được truyền bá ra ngoài...rồi tiếp tục chiếm vị trí hàng đầu trong giới võ thuật Trung Quốc. Thật ra võ công của Mạc Gia thật sự được coi là đứng đầu là vào cái thời của Hoàng Phi Hồng tung hoành ngang dọc ở Phật Sơn. Bà Mok-Kwei-Lan (Mạc Quế Lan, còn có biệt danh là "con cọp cái") là truyền nhân đời thứ 5 của Mạc Gia, mặc dù thời đó việc truyền dạy võ công cho đàn bà con gái rất hiếm xãy ra. Sau khi bà Mạc Quế Lan kết hôn với ông Hoàng Phi Hồng, ông Hoàng Phi Hồng trở thành con rể quý của Mạc Gia rồi được Mạc Gia truyền thụ cho cước pháp bí truyền của dòng họ, sau đó ông hết hợp với nhiều môn quyền thuật khác của Thiếu Lâm và các môn phái khác để lập ra một đường lối võ công riêng biệt của chính mình...Thật ra ông Hoàng Phi Hồng vốn đã nổi tiếng lúc còn rất trẻ, sau khi kết hôn với bà Mạc Quế Lan xong, tên tuổi của ông lại càng trở nên vang dội hơn và trở thành một bậc tôn sư trong giới quyền thuật Trung Quốc thời bấy giờ. Ông Hoàng Phi Hồng nổi danh với bộ "Vô Ảnh Cước". (Bản thân của ông Hoàng Phi Hồng và thân phụ của ông là ông Hoàng Kỳ Anh cả hai đều xuất thân là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm Nam phái).
Cước pháp của Mạc gia rất phức tạp và khó luyện, nên ít khi có người học được hết tuyệt kỹ bí truyền, cũng như luyện được đến lãnh lực tối cao cước bộ của Mạc Gia. Người luyện bộ cước pháp này phải luyện trên Mai Hoa Thung, nghĩa là phải biết lấy thăng bằng làm trọng, gân cốt phải mềm, phải dai, phải dẻo, ngoài ra còn phải biết khắc chế được sự sợ hãi của chính mình và đòi hỏi phải tự tin di chuyển rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, nhưng rất chính xác trên đầu các cọc gổ... Chính vì vậy mà đệ tử chân truyền của Mạc gia luôn đem lại sự sợ hãi cho đối thủ với các đòn đá bay cực kỳ nguy hiểm...
(Thiếu Lâm Nam Phái còn có một bộ cước pháp lợi hại khác gồm có 65 đòn đá rất phức tạp, bộ Thập Thức Liên Hoàn Cước là một phần của 65 đòn đá này...)
VS LÂM TRUNG VỸ |
Truyền nhân Mạc Gia Quyền Ở tuỗi 84 nhưng võ sư Lâm Trung Vỹ vẫn có một sức khỏe hơn người là nhờ môn võ mà ông đã cống hiến cả đời cho việc luyện tập và nghiên cứu. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống thượng võ nên ngay từ khi 8 tuỗi, Lâm Trọng Vỹ đã theo cha là Lâm Ân Ðường đến Mạc gia võ quán để luyện võ. Bản thân người cha lúc đó tiếng tăm đã nỗi như cồn, là truyền nhân đời thứ 4 của Mạc gia quyền và được tôn là một trong số những "Phương Nam Ngũ Hỗ". Ðược sự dìu dắt của cha, lại cộng thêm sư phụ Mạc Anh Long - truyền nhân đời thứ 3 của dòng họ tận tâm chỉ bảo, cùng với tinh thần ham học chịu khỗ luyện tập nên chỉ 5, 6 năm sau cậu bé Lâm Trọng Vỹ ngày nào đã nhanh chóng trở thành một quyền thủ thiếu niên võ nghệ tòan diện, đầu óc thông minh, phi phàm. Ðặc điểm của quyền pháp Mạc gia chính là quyền đi mạnh như hỗ, cước pháp đủ tầm, thân mình linh hoạt tràn đầy sức sống. Mắt nhìn đơn giản nhưng động thủ nhanh nhẹn, cước pháp gấp gáp, cơ thể linh hoạt, tư thế chính xác, ánh mắt sắc nhọn, có thể nhìn thấu tất cả; lấy nhanh địch chậm, khó bị người khác khống chế, cộng thêm lực mạnh nên dễ giành phần thăng khi tỉ thí. Võ sư Lâm Trung Vỹ sinh năm 1916 tại Quảng Châu - Trung Quốc. Nhưng đến năm 19 tuỗi thì thi vào trường chuyên thể thao của tỉnh. Liên tiếp các giải do nhà trường tỗ chức Trọng Vỹ đều gìanh giải cao, rất được thầy cô và bạn bè thán phục và yêu mến. Ba năm sau, khi tốt nghiệp ra trường cũng chính là lúc Quảng Châu bị quân Nhật chiếm đóng, chiến loạn liên miên, dân lầm than cơ cực, Trọng Vỹ bèn cùng sư đệ Từ Diệu Tường sang Hồng Kông lập nghiệp. Nhờ có tài nghệ và ít sách còn giữ lại được của sư phụ nên Trọng Vỹ được nhận làm giáo viên thể dục ở mấy trường trung học. Rồi chẳng được bao lâu,cuộc sống ngày càng cơ cực hơn, Trọng Vỹ đã cùng Từ sư đệ tới quán rượu nhận làm những việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày. Dần dần, trực tiếp thấy tài nghệ của Từ và Lâm, ông chủ quán đã đồng ý cho họ lấy quán lập lò võ với biển treo "Long hình Mạc quyền", kiêm việc chữa xương, hành y tế thế. Năm 1945, chiến tranh kháng Nhật thắng lợi, Trọng Vỹ đã cùng mấy người bạn về dạy võ cho Quốc dân Ðảng, theo quân lính tiến về Ðông Bắc. Năm 1946 thì nhận chức chỉ huy đòan huấn luyện cán bộ Ðông Bắc Thẩm Dương; năm 1947 bầu làm phó giáo sư trường chuyên thể thao Cát Lâm, khi vừa 31 tuỗi. Nhưng chỉ một năm sau, quân giải phóng tiến về Ðông Bắc, Trọng Vỹ đã cùng đòan Bảo an dời về thành phố Cát Lâm. Mấy phen gian khỗ, cuối cùng Trọng Vỹ cũng về tới Quảng Châu quê hương mình. Tại đây ông dạy tại trường thể thao cuả tỉnh, đồng thời kiêm chức giáo sư thể dục cho trường Ðại học Trung San (Ðại học Quảng Châu cũ). Ðến năm 1952 ông chính thức về làm giáo viên dạy võ thuật kiêm thể dục ho khoa thể dục Học viện sư phạm Hoa Nam. Kể từ đó ông có thời gian chuyên tâm nghiên cứu, truyền dạy võ thuật. Ông sàng lọc từ "Long hình ma kiều", Nam quyền danh gia Lâm Diệu Quế truyền, thái cực quyền của họ Dương, họ Ngô do Bắc quyền danh gia truyền để chọ lấy cái tinh túy nhất trên cơ sở Mạc gia quyền ngày càng phát triển rộng khắp Quảng Châu, Hồng Kông, MaCao, Ðông Nam á và Âu Mỹ. 46 năm gắn bó với trường sư phạm Hoa Nam với chức danh giáo sư khoa thể dục ông đã dạy võ cho hàng vạn đồ đệ. Thời gian gần đây, khi đã cao tuỗi, giáo sư Lâm Trọng Vỹ nghiên cứu sâu quyền thuật của 5 đại danh gia "Hồng, Lưu, Sát, Lý, Mạc" để viết sách và công bố với thế giới. Cuốn Mạc gia truyền do ông viết và biên soạn ra đời năm 1990 đã gây tiếng vang lớn đối với giới võ lâm... Hiện nay Lâm Trọng Vỹ đang cố vấn hiệp hội võ thuật tỉnh Quảng Ðông, Phó Chủ tịch danh dự hiệp hội võ thuật thành phố Quảng Châu, đã từng được bầu là một trong số truyền bá ở Pháp... ở tuỗi 84, ông vẫn khỏe mạnh, vui vẻ, minh mẫn, ngày ngày luyện võ. Ðôi khi tụ tập cùng bạn bè bên bàn trà, nói chuyện cỗ kim... khi rảnh còn học cách chụp ảnh ở đám con cháu và thường đùa "năm nay tôi mới 22 tuỗi" |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét