Triệu Khuông Dẫn và câu chuyện Hồng Quyền
Sau sự kiện Đường Thái Tông Lý Thế Dân hậu đãi chùa Thiếu Lâm và để lại bút tích tại bia đá ở cổng chùa cho đến nay vẫn còn, các vị hoàng đế Trung Hoa sau này cũng đều có cùng chung cảm hứng đến Thiếu Lâm tự để bày tỏ uy danh của triều đại mình cũng không thua kém uy danh của triều nhà Đường, một triều đại mà lịch sử ghi lại là phát triển rực rỡ nhất trong tất cả các triều đại phong kiến Trung Hoa không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà còn phát triển ở cả lĩnh vực văn hóa và học thuật tiêu biểu như các thể thơ Đường Luật và ca trù với các Thi sĩ nổi tiếng như Lý Thái Bạch (còn gọi là Lý Bạch), Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, nhất là sau sự kiện Đường tăng Trần Huyền Trang sang Thiên Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh hoằng dương Phật pháp tại vùng viễn Đông Trung Hoa xa xôi cách trở với xứ Phật.
Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường (618-907) khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật tạo nên một không khí giao lưu võ thuật mà nó trở thành truyền thống văn hóa và học thuật của nhà chùa cho đến các đời sau. Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ của nó như sau này vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành và võ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chính là cây côn mà chủ yếu là trường côn.
Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật cho nên tuyệt đối cấm các tăng nhân sử dụng các loại võ khí bằng kim loại bén nhọn có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong. Đó là điều dễ hiểu tại sao võ Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu về côn pháp.
Các loại binh khí (tục gọi là Thập Bát Ban Binh Khí Võ Nghệ ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam Quyền và Bắc Quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.
Kỹ thuật sử dụng trường côn của Thiếu Lâm nổi tiếng đến nỗi Thích Kế Quang (1528-1588) - viên đại tướng của triều nhà Minh sau này có đề cập trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của ông viết ra rằng côn pháp của Thiếu Lâm lúc đó vang danh khắp miền Nam Bắc Trung Hoa với danh hiệu Thiếu Lâm Đệ Nhất Côn Pháp.
Cũng cùng thời gian này có một viên đại tướng khác nữa của triều Minh là Du Đại Du ((1503-1579) là bạn thân với Thích Kế Quang cũng xuất bản tác phẩm Kiếm Kinh (thuật sử dụng Kiếm và Đao) vào năm 1565 có ghi lại thuật đánh trường côn của chùa Thiếu Lâm.
Trong suốt thời nhà Minh (1368 – 1644 T.L.), võ phái Thiếu Lâm tự ở vào thời hưng thịnh, sách "Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông" được biên soạn phổ biến, do Trình Xung Đẩu, tự Tông Du, người ở Tân Đô, sau khi học võ thuần thục với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vị này đã nổi danh nhất về côn pháp, vào thời vua Minh Vạn Lịch (1573 – 1616 sau T.L.).
Hai vị đại tướng này của triều nhà Minh chính là những người đã lãnh đạo quan quân triều đình lúc đó đánh dẹp sự xâm lăng của các quân đoàn Hải Tặc Nhật Bản (còn gọi là giặc Nụy Khấu thường hay quấy nhiễu các bờ biển của Trung Hoa. Sự kiện lịch sử này có được ghi lại trên các bức tường trong chùa Thiếu Lâm Tung Sơn kể về sự hy sinh anh dũng của các tăng nhân Thiếu Lâm tự lần thứ hai xuất chinh giúp triều đình phong kiến Trung Hoa (xem trong các trang website tiếng Anh của Hồng Quyền của Lâm Thế Vinh).
Lịch sử cũng kể lại (chứ không phải là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian) rằng thưở thiếu thời Triệu Khuông Dẫn lúc còn chưa lên làm hoàng đế Trung Hoa sau này mở ra triều đại nhà Tống, ông đã từng lên Thiếu Lâm tự để học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm sau khi sáng tạo ra Tam Thập Lục Thế Trường Quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền (xem tài liệu Nam Quyền Toàn Thư đã dẫn như trên).
Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận lại là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là người rất giỏi sử dụng côn pháp khi lâm trận và nghệ thuật sử dụng côn pháp của ông rất điêu luyện như các vị đại tướng của ông sử dụng các loại binh khí khác.
Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà chùa Thiếu Lâm cũng công nhận là bài Thái Tổ Trường Quyền của Triệu Khuông Dẫn soạn ra do ông ta nằm mơ được Tiên Ông dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền rồi tỉnh dậy theo đó mà soạn lại. Giả thuyết này không thể tin cậy được mà chỉ coi là câu chuyện kể nghe cho vui mà thôi. Chỉ có bài quyền này do chính Triệu Khuông Dẫn soạn ra còn lưu truyền đến ngày nay là thật sự cho biết thuở sơ khai Thiếu Lâm quyền có bộ mặt và dung nhan như thế nào để làm nguồn tra khảo vết tích của Thiếu Lâm quyền với đời sau. Ở mục Quyền Kinh trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang có nói rõ về bài quyền này do Triệu Khuông Dẫn là tác giả.
Cũng trong thời kỳ này (thời nhà Tống) ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn có một vài sự kiện đáng lưu ý là các nhà sư bắt đầu tổng hợp các phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể loại chiến đấu đang được lưu truyền trong dân gian ở Trung Hoa lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là bài Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, ...
Như vậy Hồng quyền của Thiếu Lâm đã xuất hiện ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam rất sớm trước khi Hồng quyền của Hồng Hy Quan thuộc dòng Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến của Chí Thiện Thiền Sư xuất hiện vào giữa triều đại nhà Thanh sau này ở Quảng Đông.
Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường (618-907) khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật tạo nên một không khí giao lưu võ thuật mà nó trở thành truyền thống văn hóa và học thuật của nhà chùa cho đến các đời sau. Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ của nó như sau này vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành và võ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chính là cây côn mà chủ yếu là trường côn.
Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật cho nên tuyệt đối cấm các tăng nhân sử dụng các loại võ khí bằng kim loại bén nhọn có thể gây sát thương và dẫn đến tử vong. Đó là điều dễ hiểu tại sao võ Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu về côn pháp.
Các loại binh khí (tục gọi là Thập Bát Ban Binh Khí Võ Nghệ ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam Quyền và Bắc Quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.
Kỹ thuật sử dụng trường côn của Thiếu Lâm nổi tiếng đến nỗi Thích Kế Quang (1528-1588) - viên đại tướng của triều nhà Minh sau này có đề cập trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của ông viết ra rằng côn pháp của Thiếu Lâm lúc đó vang danh khắp miền Nam Bắc Trung Hoa với danh hiệu Thiếu Lâm Đệ Nhất Côn Pháp.
Cũng cùng thời gian này có một viên đại tướng khác nữa của triều Minh là Du Đại Du ((1503-1579) là bạn thân với Thích Kế Quang cũng xuất bản tác phẩm Kiếm Kinh (thuật sử dụng Kiếm và Đao) vào năm 1565 có ghi lại thuật đánh trường côn của chùa Thiếu Lâm.
Trong suốt thời nhà Minh (1368 – 1644 T.L.), võ phái Thiếu Lâm tự ở vào thời hưng thịnh, sách "Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông" được biên soạn phổ biến, do Trình Xung Đẩu, tự Tông Du, người ở Tân Đô, sau khi học võ thuần thục với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vị này đã nổi danh nhất về côn pháp, vào thời vua Minh Vạn Lịch (1573 – 1616 sau T.L.).
Hai vị đại tướng này của triều nhà Minh chính là những người đã lãnh đạo quan quân triều đình lúc đó đánh dẹp sự xâm lăng của các quân đoàn Hải Tặc Nhật Bản (còn gọi là giặc Nụy Khấu thường hay quấy nhiễu các bờ biển của Trung Hoa. Sự kiện lịch sử này có được ghi lại trên các bức tường trong chùa Thiếu Lâm Tung Sơn kể về sự hy sinh anh dũng của các tăng nhân Thiếu Lâm tự lần thứ hai xuất chinh giúp triều đình phong kiến Trung Hoa (xem trong các trang website tiếng Anh của Hồng Quyền của Lâm Thế Vinh).
Lịch sử cũng kể lại (chứ không phải là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian) rằng thưở thiếu thời Triệu Khuông Dẫn lúc còn chưa lên làm hoàng đế Trung Hoa sau này mở ra triều đại nhà Tống, ông đã từng lên Thiếu Lâm tự để học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm sau khi sáng tạo ra Tam Thập Lục Thế Trường Quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền (xem tài liệu Nam Quyền Toàn Thư đã dẫn như trên).
Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận lại là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là người rất giỏi sử dụng côn pháp khi lâm trận và nghệ thuật sử dụng côn pháp của ông rất điêu luyện như các vị đại tướng của ông sử dụng các loại binh khí khác.
Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà chùa Thiếu Lâm cũng công nhận là bài Thái Tổ Trường Quyền của Triệu Khuông Dẫn soạn ra do ông ta nằm mơ được Tiên Ông dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền rồi tỉnh dậy theo đó mà soạn lại. Giả thuyết này không thể tin cậy được mà chỉ coi là câu chuyện kể nghe cho vui mà thôi. Chỉ có bài quyền này do chính Triệu Khuông Dẫn soạn ra còn lưu truyền đến ngày nay là thật sự cho biết thuở sơ khai Thiếu Lâm quyền có bộ mặt và dung nhan như thế nào để làm nguồn tra khảo vết tích của Thiếu Lâm quyền với đời sau. Ở mục Quyền Kinh trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang có nói rõ về bài quyền này do Triệu Khuông Dẫn là tác giả.
Cũng trong thời kỳ này (thời nhà Tống) ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn có một vài sự kiện đáng lưu ý là các nhà sư bắt đầu tổng hợp các phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể loại chiến đấu đang được lưu truyền trong dân gian ở Trung Hoa lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là bài Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, ...
Như vậy Hồng quyền của Thiếu Lâm đã xuất hiện ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam rất sớm trước khi Hồng quyền của Hồng Hy Quan thuộc dòng Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến của Chí Thiện Thiền Sư xuất hiện vào giữa triều đại nhà Thanh sau này ở Quảng Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét